Download Adobe Dreamweaver CC Full Crack
Adobe Dreamweaver CC là một công cụ xử lý dành cho những người
thiết kế web, viết code và những nhà phát triển ứng dụng ở mọi cấp độ.
Chức năng code được nâng cao tạo cho nó một sự mạnh mẽ khi điều hướng
những trang web phức tạp ở thời điểm thiết kế. Những công cụ bố trí
được cải thiện làm cho công việc dàn trang được tiến hành từ ý tưởng
tổng hợp đến sự đồng ý của khách hàng. Những sáng kiến thông qua bản
thử Dreamweaver có thể giúp những đội hoặc những người phát triển web
cá nhân tiến đến mức độ tiếp theo như nhau khi thực hiện cũng như về
mặc chức năng.
Download Adobe Dreamweaver CC Full Crack
Một giao diện người dùng sắp xếp hợp lý, các công cụ kết nối, và các
công cụ mới chỉnh sửa hình ảnh CSS cho phép bạn viết mã hiệu quả và
trực quan. Và bây giờ, Dreamweaver CC cho phép bạn chia sẻ làm
việc trực tiếp từ bên trong ứng dụng, và giúp bạn theo kịp với các tiêu
chuẩn web bằng cách cho bạn truy cập vào tính năng mới ngay khi họ
đang có sẵn. Toàn bộ thế giới sáng tạo của bạn, cùng ở ngay tại một
nơi.
Khả năng đồng bộ hóa các thiết lập ứng dụng của bạn với Creative Cloud
. Cho dù bạn sử dụng một máy Mac hoặc PC hoặc cả hai! – Bạn có thể
đồng bộ hóa các thiết lập với không gian làm việc của bạn – bao gồm cả
những thứ như sở thích, cài đặt trước, bàn chải, và thư viện. Không tẻ
nhạt ồn ào hơn với các ứng dụng của bạn trên một máy tính mới. Chỉ cần
đăng nhập, đồng bộ, và nhận được sư quay trở lại làm việc.
CSS Designer:
Giới thiệu một công cụ chỉnh sửa hình ảnh trực quan giúp bạn tạo ra rõ
dàng với mã trang web tiêu chuẩn và cho phép bạn nhanh chóng áp dụng
thuộc tính CSS như độ dốc và Box Shadows . Thiết kế và xem thông tin cập
nhật ngay lập tức để hiển thị thay đổi phong cách như bạn tạp ra
chúng.
Mission control for creativity.
Với Creative Cloud toàn bộ thế giới sáng tạo của bạn được đồng bộ hóa
và tổ chức cho bạn trên nhiều thiết bị. Theo dõi ý kiến được đưa lên
file chia sẻ, giữ các tab trên công việc của bạn và những người theo
của bạn trên Behance ®, quản lý phông chữ , tải về các bản cập nhật sản
phẩm mới nhất, và nhiều hơn nữa.
Your one-stop publishing shop.
Xây dựng và xuất bản các trang web, các trang web điện thoại di động,
các ứng dụng iPad, và nội dung khác cho bất kỳ phương tiện hoặc thiết
bị. Bạn thậm chí có thể tạo ra một danh mục đầu tư tùy biến với ProSite .
Với Creative Cloud, bạn có tất cả các công cụ và dịch vụ cần thiết để
chia sẻ bất cứ điều gì bạn tạo ra với hàng trăm khán giả, hàng ngàn,
thậm chí hàng triệu.
Master a new medium.
Creative Cloud bao gồm tất cả mọi thứ bạn cần để trải nghiệm hơn bao
giờ hết. Bạn sẽ có quyền truy cập vào tất cả các công cụ sáng tạo Adobe và dịch vụ, cùng với một thư viện ngày càng tăng như video hướng dẫn để giúp bạn khám phá các công cụ mới.
Download Adobe Dreamweaver CC Full Crack
Các bạn chọn 1 trong các link sau:
Link File.SvIT => http://file.sinhvienit.net/c11e0e2f
Link Fshare.vn => http://www.fshare.vn/file/TP6GH7RBDT/
Link 4share.vn => http://up.4share.vn/f/3d0e0d0f09050909/
Link upfile.vn => http://upfile.vn/5n0a
File crack => http://file.sinhvienit.net/6a610cb0
pass giải nén: sinhvienit.net
Hướng dẫn:
1. Ngắt kết nối Internet
2. Cài đặt Dreamweaver (chọn Sign In later/ Connect Later)
3. Sau khi cài đặt xong thì copy file crack "amtlib.dll" vào thư mục cài đặt Dreamweaver
Web Studio 5.0
Việc sở hữu một website hiện nay đang là nhu cầu cần
thiết của rất nhiều người, bởi đây là nơi trao đổi, chia sẻ thông tin của
nhiều bạn trẻ, là một kênh tiếp thị sản phẩm đến nhiều khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp,…
Với phần mềm Web Studio 5.0,
bạn sẽ tự tay thiết kế cho mình một website có giao diện đẹp, nhiều tính năng
chuyên nghiệp như chèn âm thanh, hình ảnh, video từ YouTube, bản đồ từ Google
Maps, chèn form liên hệ, tạo hệ thống menu dễ dàng, trình biên tập HTML mạnh
mẽ, tải cả website lên hosting, …
Phần
mềm Web Studio 5.0 có dung lượng 184MB, tương thích với các hệ điều hành
Windows, bạn có thể tải tại địa chỉ: www.mediafire.com/?cstha22t4lkjrvl
Ngay
sau khi cài đặt, bạn bấm đôi chuột vào biểu tượng Web Studio 5 trên màn hình desktop để khởi động chương trình. Giao
diện chính của Web Studio 5 được
thiết kế gần giống với Office 2007, bao gồm biểu tượng WS5 (góc trái phía
trên), thanh công cụ cơ bản, thanh menu và thanh ribbon, thanh gợi ý thực hiện,
thư viện đối tượng mẫu (Galleries) ở
bên trái, vùng xử lý trang web ở giữa, khung quản lý trang ở bên phải. Bạn có
thể thay đổi màu sắc của giao diện bằng menu Theme.
1. Tạo một dự án mới
Để tạo mới một dự án website, bạn bấm vào
menu Home và chọn New Project ở mục Project. Khi đó sẽ xuất hiện một trang màu trắng ở giữa vùng làm
việc và trang có tên Untitled 1 ở
khung Page List. Nếu cần thêm trang
mới, xóa trang hoặc tạo bản sao cho trang hiện tại thì sử dụng các tính năng Add Page, Delete Page, Duplicate Page.
Tiếp theo, bạn cần quy định kích thước của trang web bằng tính năng Page Size ở mục Page Setup của menu Page
Layout.
Một điểm lưu ý khi chọn kích thước là phải hướng đến độ phân giải
màn hình của đa số khách truy cập, nhằm để cho trình duyệt của họ không xuất
hiện thanh trượt ngang và tránh được sự che khuất bài viết. Ngoài ra, bạn có
thể sử dụng tính năng Website Properties
ở thanh gợi ý thực hiện, để thay đổi thuộc tính cho website. Nếu cảm thấy nền
trắng của trang web không phù hợp với ý tưởng thiết kế thì bạn hãy thay đổi
bằng thư viện Background trong khung Galleries. Trong danh sách hình nền mẫu
hiện ra có nhiều nhóm, mỗi nhóm này chứa rất nhiều hình nền với nhiều màu sắc
riêng, bạn chỉ cần bấm đôi chuột vào biểu tượng túi thư mục có hình mũi tên để
mở nhóm và kéo thả hình nền mong muốn vào trang web đang làm việc. Khi khởi tạo
xong dự án thì bạn bấm nút Save để
lưu lại, tập tin được lưu có định dạng ows.
Ngoài
cách tạo website mới như trên thì phần mềm cũng cung cấp cho người dùng một thư
viện hơn 100 mẫu trang web. Bạn vào thẻ Templates
trong khung Galleries, chọn một mẫu
trong danh sách hình đại diện bên dưới, rồi thả vào trang đang thiết kế.
Khi
đã tạo ra một trang web có đầy đủ các thuộc tính cần thiết thì bạn có thể tạo
ra một Master Page, tức là chỉ định
cho trang web làm khuôn mẫu, để tạo ra cấu trúc giao diện chung cho cả website.
Để thực hiện, bạn chọn trang cần tạo Master
Page rồi vào menu Page bấm Set Master Page ở mục Page. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng
trang web đã tạo để bổ sung vào thư viện Templates
Gallery, bằng cách vào menu Pages
tìm mục Templates, bấm Save as rồi chọn Save Page as a Template.
2. Tạo hệ
thống menu
Một trong những bước quan trọng của quá trình
thiết kế website là tạo hệ thống menu, bởi vì nó giúp cho khách truy cập dễ
dàng điều hướng đến nội dung mà họ muốn xem, cũng như mang lại một giao diện
khoa học và chuyên nghiệp cho website của bạn. Để tạo nhanh một menu, bạn chọn
một đối tượng hình có trên trang web, chẳng hạn như là một hình chữ nhật, hình
elip, hình ảnh được chèn vào,…, rồi bấm vào menu Create, bấm vào Menu Maker,
chọn Manu Maker Studio.
Trong hộp
thoại Menu Studio, bạn điền tên menu chính
vào ô Menu Title, chọn trang cần liên
kết ở Choose a Page, nhập gợi ý về
menu tại Enter a Tip, rồi bấm nút Add this page trong khung Add a page to the menu. Còn đối với các
liên kết ngoài website, bạn nhập vào thông tin ở các ô Enter Item Name- tên menu con, Enter
URL- địa chỉ liên kết, bấm Add this
URL trong khung Add an external page
to the menu. Lưu ý, tùy chọn Open the
page in the new browser window giúp mở ra cửa sổ mới của trình duyệt khi
bấm vào menu. Khi xong bấm Save the
Design Menu. Lúc này trên thanh menu xuất hiện thêm menu Design, nó cung cấp các công cụ tùy
chỉnh menu web vừa tạo, bao gồm các nhóm: Orientation
(quy định kiểu menu), Menu Fonts (chọn
font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ), Menu Text
Align (canh lề cho tiêu đề trên menu chính), Menu Color (chọn màu sắc), Menu
Borders (thay đổi độ rộng và kiểu của đường viền), Item Text Align (canh lề cho tiêu đề trên menu con), Visual Effects (hiệu ứng hiện ra của
menu con).
3. Chèn văn
bản và các nội dung đa phương tiện
Menu Text
cung cấp cho bạn khá đầy đủ công cụ mà một chương trình xử lý văn bản thường
có, bao gồm chọn font chữ, canh chỉnh văn bản, chèn các dạng liên kết, chèn các
kí tự đặc biệt. Để chèn văn bản, bạn bấm vào mục Insert, chọn New Text Object,
rồi chọn vùng cần chèn trên trang web và bắt đầu nhập văn bản. Lưu ý, để nhập
tiếng Việt có dấu, bạn nên sử dụng font VNI và chọn bảng mã tương ứng.
Web Studio 5.0 cho phép chèn vào các
định dạng Flash, MIDI, MP4, hỗ trợ 16 định dạng tập tin âm thanh và 13 định dạng video
khác nhau. Để chèn một tập tin Flash,
bạn vào menu Insert tìm đến mục Media rồi bấm Flash và duyệt đến thư mục chứa tập tin định dạng swf. Cũng thực
hiện tương tự đối với nội dung video và âm thanh.
Đối
với các nội dung được cung cấp từ Internet như từ YouTube, Google Maps, Flickr,
Picasa,…bạn bấm vào nút lệnh tương ứng và làm theo hướng dẫn trong hộp thoại
hiện ra. Ví dụ, bạn cần chèn trình diễn ảnh lên trang web bằng dịch vụ Flickr thì vào menu Create, bấm Slide Show và
chọn Flickr. Trong hộp thoại hiện ra,
bạn bấm nút Go to Flickr rồi đăng
nhập vào tài khoản, tìm tính năng chia sẻ slideshow và sao chép đoạn mã HTML
dán vào khung Paste the Flickr HTML.
4. Chèn nút
bấm và form liên hệ
Nút bấm (Bun)
và form liên hệ là những thành phần không thể thiếu trên một trang web tương
tác. Trong thư viện Buns ở khung Galleries, phần mềm cung cấp hàng trăm
mẫu nút bấm đã thiết kế sẵn, bạn lựa chọn và kéo thả một mẫu vào vị trí cần đặt
nút bấm. Trong hộp thoại Rollover Bun
Studio, bạn nhập tên của nút bấm vào ô Bun’s
Text, kéo hai thanh trượt trong khung Normal
Bun để thay đổi vị trí chữ trên nút bấm, kéo các thanh trượt ở khung Color để thay đổi màu sắc khi trỏ chuột
trên nút bấm (Mouse Over Bun) và
khi trỏ chuột rời khỏi nút bấm (Mouse
Down Bun). Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các tính năng Font, Text Color, Link để thay
đổi kiểu chữ, màu chữ và chèn liên kết cho nút bấm.
Khi
người quản trị website tiếp nhận được thông tin phản hồi từ khách truy cập
thông qua biểu mẫu tương tác thì trang web sẽ được cải tiến phù hợp hơn với nhu
cầu của người sử dụng, từ đó gia tăng được số lượng người xem. Đây là một trong
những lợi ích mà form liên hệ mang lại. Để tạo form, bạn sử dụng thư viện Forms trong khung Galleries, đây là các biểu mẫu khảo sát, liên hệ thông dụng trên
nhiều website hiện nay. Nếu không muốn sử dụng các form này thì bạn có thể tự
thiết kế form bằng những tính năng ở menu Forms.
Các tính năng cần thiết như Text Field
(tạo khung nhập văn bản nhưng giới hạn trong một hàng), Text Box (tạo khung nhập văn bản, có sử dụng thanh cuộn), Password Box (sử dụng mật khẩu), Check Box (câu hỏi nhiều lựa chọn), Radio Bun (câu hỏi đúng sai), Submit Bun (gửi form đến người quản
trị). Khi đã tạo xong các form thì bạn dùng tính năng Group Form để tạo ra một biểu mẫu hoàn chỉnh.
5. Xuất ra sản
phẩm
Sau khi hoàn tất việc thiết kế, bạn nên xem
lại các trang web trước khi xuất bản chúng lên Internet. Bạn vào menu Page, bấm Preview Page và chọn cách thức xem trước: Use
WebStudio Browser- xem trên cửa sổ của Web Studio, Use Default Browser- xem trên cửa sổ trình duyệt web. Khi không có
gì thay đổi thì bạn bấm vào biểu tượng WS5 trên giao diện chính, rồi bấm Publish, chọn một trong ba cách:
- Upload
website files to your hosting: Trong hộp thoại hiện ra, bạn bấm nút Connect rồi điền vào các thông số hosting
ở hộp thoại Connect To Hosting
Destination.
- Trial Host
your website with iHostStudio: Dùng thử dịch vụ hosting iHostStudio trong 24 giờ. Bạn điền thông tin liên hệ vào mục Contact details ở hộp thoại iHostStudio Instant Publisher, bấm Next rồi chờ trong ít phút để dịch vụ
kích hoạt tài khoản. Bạn tiếp tục bấm Next
để tải cả website lên hosting và nhận địa chỉ website bên dưới dòng chữ Thank you publishing with iHostStudio.
- Save Website
files to disk: Lưu trữ website trên ổ cứng máy tính.
CoffeeCup Free HTML Editor
Ở phiên bản miễn phí, CoffeeCup Free HTML Editor sẽ
bị khuyết một vài tính năng như tạo menu bằng CSS hay trình FTP. Tuy
nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu thì các tính năng cũng chả quan
trọng là mấy, đổi lại bạn sẽ được cung cấp nhiều công cụ mạnh mẽ trong
CoffeeCup giúp bạn soạn thảo hay trình bày nội dung cho website của mình
một cách nhanh chóng.
Với CoffeeCup Free HTML Editor, bạn còn có thể up toàn bộ website của mình sau khi thiết kế lên “S-Drive” do hãng hỗ trợ, và nó cũng hoàn toàn miễn phí.
Notepad++
Notepad++ quả thực là một công cụ mạnh mẽ và khá phổ biến trong giới
thiết kế web. Với rất nhiều tính năng như trình bay dựa theo loại ngôn
ngữ web bạn đang sử dụng (CSS, HTML, ASP, C++, Java v.v…) kèm các plugin
hỗ trợ (nguồn mở), theme … bạn có thể dễ dàng thao tác với những đoạn
code phức tạp nhất.
Và theo kinh nghiệm của mình thì Notepad++ rất hữu ích cho việc chỉnh sửa các file trực tiếp trên hosting nếu dùng kèm với chương trình WinScp hay các chương trình hỗ trợ FTP khác.
PageBreeze
PageBreeze vẫn không phải là một lựa chọn tối ưu cho lắm vì chương
trình hoạt động trên các công nghệ cũ kỹ và thiếu nhiều tính năng. Tuy
nhiên, nếu bạn chỉ muốn tạo ra những nội dung web đơn giản thì đây cũng
phải là một lựa chọn tồi.
PageBreeze cũng hỗ trợ trình soạn thảo WYSIWYG với các tính năng cần thiết để bạn trình bày nội dung của website mình nhan hơn.
Firebug
Nếu bạn chưa vừa lòng về website mình đã thiết kế thì đây có lẽ là một công cụ cực kỳ tuyệt với. Firebug là một Extension của Firefox giúp bạn xem, chỉnh sửa các đoạn code HTML, CSS
của một trang web bất kỳ và hơn nữa, Firebug còn giúp bạn xem ngay kết
quả khi vừa chỉnh sửa xong. Với công cụ này, bạn có thể hiểu rõ các hoạt
động và thay đổi của ngôn ngữ web một cách nhanh chóng.
Với giao diện đơn giản, tuy không phải là một công cụ thiết kế web
chuyên nghiệp nhưng Firebug cũng sẽ giúp bạn khá nhiều trong công việc
thiết kế web của mình đấy !
Bluefish Editor
Tương tự như Notepad++, Bluefish Editor cũng là một công cụ mạnh mẽ, hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình web hiện nay như HTML, ASP, CSS, Javascritp v.v… cùng nhiều tính năng cho việc soạn thảo.
Bluefish Editor hỗ trợ nhiều thư viện mẫu sẵn và gợi ý hữu ích trong việc thiết kế website.
Brackets
Brackets là một phần mềm mã nguồn mở, hỗ trợ các ngôn ngữ như HTML, CSS, Javascript do hãng Adobe
phát triển. Với thiết kế dựa trên các biểu tượng lớn, chương trình sẽ
tránh việc làm lộn xộn không gian làm việc cảu bạn. Brackets còn cung
cấp nhiều phím tắt để bạn có thể thao tác nhanh hơn.
Với một cộng đồng phát triển rộng rãi, các extensions cho Brackets
ngày càng nhiều và biến chương trình thành một công cụ mạnh mẽ cho các
nhà phát triển web.
KompoZer
Tuy rất ít khi được nâng cấp, nhưng KompoZer vẫn là một công cụ tuyệt
vời đối với nhưng ai không có thời gian tìm hiểu cụ thể về HTML hay CSS.
Công việc của người dùng chỉ là soạn thảo nội dung, trình bày, thêm
link vào một đoạn văn bản, chèn bảng …. tất để đều với giao diện trực
quan đơn giản.
Nếu bạn có chút kiến thức về HTML, bạn có thể kích hoạt chế độ HTML
Editor của chương trình để có nhiều tùy biến hơn cho website của mình.
OpenBEXI
OpenBEXI là một chương trình khá thú vị với giao diện soạn thảo WYSIWYG, công việc của người dùng chỉ là “kéo” và “thả” các widget để tạo thành nội dung cho website.
Và tất nhiên, bạn vẫn có thể tùy chỉnh các thuộc tính CSS hay JavaScript theo mong muốn một cách dễ dàng.
GIMP
Một thiết kế web tuyệt vời thì không thể thiếu các hình ảnh trình bày tuyệt vời, và GIMP là một trong những công cụ thiết kế, hiệu chỉnh hình ảnh miễn phí tốt nhất (xem thêm top 10 phần mềm chỉnh sửa anh miễn phí). GIMP hỗ trợ nhiều tính năng chỉnh sửa ảnh không thua kém gì các phần mềm chuyên nghiệp có phí.
Với hệ thống màu chuẩn xác, các hình ảnh xuất hiện trên website của bạn sẽ ở trạng thái trung thực nhất.
BlueGriffon
BlueGriffon cũng hỗ trợ trình soạn thảo WYSIWYG đơn giản kèm theo rất nhiều tính năng mạnh mẽ trong việc trình bày nội dung và thiết kế giao diện website.
Bạn có thể soạn thảo, chèn hình ảnh, bảng biểu, các file video hay
audio. BlueGriffon có kèm nhiều add-on trả phí hữu ích mà bạn có thể vào
trang chủ của phần mềm để biết thêm chi tiết.
Web Designer Beta
Web Designer Beta hỗ trợ người dùng tạo trang web với các hình khối
khác nhau trong một bố cục hợp lý. Đặc biệt, phần mềm này còn cho phép
tạo hiệu ứng chuyển động và xoay 3D dễ dàng, thông qua vài thao tác với
chuột.
Ngoài ra, mã HTML5 và CSS sẽ do ứng dụng tự tạo, giúp tiết kiệm khá
nhiều thời gian cho các lập trình viên. Tất nhiên, người lập trình vẫn
có quyền biên tập mã như nhiều công cụ thiết kế web khác. Chẳng hạn,
người dùng chỉ việc chèn hình, chỉnh sửa, áp dụng hiệu ứng cho chúng
bằng các thao tác trên giao diện trực quan, rồi Web Designer Beta sẽ
phát sinh mã tương ứng.
Web Designer còn được tích hợp một số công cụ giúp chèn quảng cáo vào trang web.
Giao diện Web Designer Beta.
Hiện Google Web Designer đang ở giai đoạn thử nghiệm nên khi chạy có
thể có một số lỗi phát sinh. Nếu quan tâm và muốn trải nghiệm sản phẩm
mới mẻ này, người dùng có thể tải về bản cài đặt trực tuyến tại đây, tương thích với Windows và OS X.
Web Designer Beta ra đời hứa hẹn sẽ là một đối thủ cạnh tranh trực
tiếp của các phần mềm thiết kế web hiện nay, như Adobe Dreamweaver,
Microsoft Frontpage,.... Web Designer Beta đang được cung cấp miễn phí,
nhưng Google không khẳng định phiên bản chính thức cũng sẽ miễn phí.
Song rất có thể Google Web Designer sẽ miễn phí dài lâu với người dùng,
bởi cung cấp các phần mềm, dịch vụ miễn phí, rồi thu lợi nhuận từ hướng
khác dựa trên phần mềm đó (như quảng cáo) là truyền thống lâu nay của
"gã khổng lồ" này.
XSite Pro 2.5 - Phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp cho người không chuyên
Phần mềm XSite Pro cung cấp cho người dùng nhiều công cụ thiết kế web chuyên nghiệp như
trình soạn thảo nội dung WYSIWYG, tạo và chỉnh sửa thanh điều hướng,
chèn mã quảng cáo, tạo sơ đồ website (Sitemap), kiểm tra trang và tối ưu
hóa bộ máy tìm kiếm (SEO) cho website... XSite Pro có cách sử
dụng khá đơn giản, hướng dẫn theo từng bước, nhờ đó, bạn sẽ không cần
tốn nhiều thời gian và vất vả trong việc tìm học các ngôn ngữ lập trình
phức tạp nữa.
Phần mềm XSite Pro 2.5 có
dung lượng cài đặt 50,7 MB, tương thích tốt với các hệ điều hành
Windows, tải tại địa chỉ: http://www.mediafire.com/?bt9n0l5t8w7mk0v.
Ngoài ra, bạn cần tải thêm các thành phần tích hợp để làm cho phần mềm
đầy đủ tính năng hơn, gồm có: gói giao diện mẫu, gói tiện ích trợ giúp,
với dung lượng 262 MB, tải tại trang chủ:
http://www.xsitepro.com/download- xsitepro- resources.html.
Bây giờ, bạn có thể bắt tay vào thiết kế web theo các gợi ý sau.
1. Tạo dự án mới
Khi vào giao diện chính của chương trình, bạn bấm nút Add Project bên
dưới thanh công cụ để tạo một dự án mới. Trong cửa sổ hiện ra, bạn điền
thông tin vào các khung: Project Title - tên dự án, Keyword(s) -
từ khóa, Description - mô tả về dự án, bấm OK. Thông tin dự án được
hiển thị ngay trong cửa sổ của Xsite Pro, bên trái là danh sách dự án và
bên phải là thông tin chi tiết.
2. Tạo trang mới và chỉnh sửa thông tin trang
Để tạo một trang mới cho dự án, bạn bấm vào dự án rồi bấm Add Web site,
chọn một kiểu trang ở hộp thoại hiện ra. Nếu chọn kiểu trang Blank
Website thì bạn nhập vào các thông tin Website Title - tiêu đề trang,
Website Slogan - câu khẩu hiệu của website,
Keywords - từ khóa (mặc định là từ khóa của dự án), Description - mô tả
ngắn về trang web, bấm OK. Còn đối với các lựa chọn kiểu trang khác,
bạn kéo thanh trượt ở bên trái để tìm một mẫu website vừa ý, bấm vào
hình thu nhỏ để hiển thị ảnh lớn hơn ở khung xem trước bên phải, bấm OK,
rồi cũng điền vào các thông tin cơ bản như trên.
Trong thẻ Web Site infor-mation, bạn có thể thay đổi các thông tin
trang đã tạo như Website Title, Website Slogan, Keywords, Description và
Other Notes. Khi xong, bạn bấm Save để lưu lại các thay đổi.
3. Thiết kế giao diện
Đây là bước khá quan trọng trong quá trình thiết kế website,
bạn sử dụng các công cụ trong thẻ Page Layout để bố trí, sắp xếp các
khung nội dung trên trang, thiết lập giao diện. Các vị trí cần thiết kế
là Page Margins - viền ngoài của trang, Header Panel - phần đầu của
trang, Info bar - thanh thông tin nằm dưới Header Panel, Left Panel -
khung bên trái, Right Panel- khung bên phải, Main Panel Header- phía
trên phần nội dung chính, Main Panel - phần nội dung chính, Main Panel
Footer - phía dưới phần nội dung chính, Page Footer - phần chân trang.
Ví dụ, muốn thiết kế vị trí Header Panel thì bạn thiết lập Color - màu
nền, Image - hình nền và các thông số trong hai mục Basic Header,
Advanced Header. Đặc biệt, chương trình còn cung cấp một công cụ khá
mạnh Designer giúp cho việc thiết kế được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Thẻ Design của tính năng này trang bị đầy đủ các công cụ soạn thảo văn
bản như sao chép, dán, canh lề, chèn hình ảnh, chèn tập tin đa phương
tiện, chèn bảng, chọn font chữ, màu chữ, chèn dạng tin RSS Feed, chèn
quảng cáo Google Adsense... Bên cạnh đó, nếu thành thạo về ngôn ngữ HTML
thì bạn sử dụng thẻ Source để nhập nội dung. Thẻ Preview giúp xem trước
kết quả của quá trình thiết kế.
Đối với một số vị trí có thiết lập thanh điều hướng (Navigation Menu),
bạn cần đánh dấu chọn vào ô Include Links rồi bấm nút Menu Settings.
Trong hộp thoại hiện ra, bạn chọn một kiểu hiệu ứng dành cho menu ở
khung Style Selection, có hai dạng Dynamic - menu động, Static - menu
tĩnh, bấm Next. Đến bước 3, bạn thay đổi các tùy chọn: Menu Option
Spacing - khoảng cách giữ các menu, Menu Background - ảnh nền của menu
và menu con và thiết lập về màu sắc, font chữ trên menu, màu sắc sau khi
đã bấm chuột lên menu, khi đưa trỏ chuột đến menu, bấm Next, bấm
Finish.
4. Tạo hệ thống trang
Khi đã thiết kế xong giao diện website ở thẻ Page Layout, bạn cần tạo
ra hệ thống các trang con, kết hợp với tạo sơ đồ web để giúp người xem
định hướng được hoạt động của họ trên website. Để thêm trang mới, bạn
bấm nút Add Page ở thẻ Web Pages và điền vào các thông tin Page Title -
tiêu đề trang, Keywords, Description. Riêng đối với hai khung Menu
Settings và Sitemap Settings, bạn đánh dấu chọn vào ô Show on Info Bar -
hiển thị trên thanh thông tin, Show on Page Footer - hiển thị liên kết ở
chân trang, Show on Sitemap - hiển thị ở trong sơ đồ web, bấm Create.
Trang mới được tạo ra sẽ nằm trong danh sách bên trái, bên phải hiển
thị thông tin chi tiết của trang, với các thẻ Page Settings - thiết lập
trang, Design - nhập nội dung trang (được sử dụng trình soạn thảo nội
dung WYSIWYG), Source - chỉnh sửa trang dựa vào mã HTML và Page Analysis
- phân tích nội dung trang. Nếu muốn kiểm tra mức độ thân thiện của các
thành phần trên trang đối với các công cụ tìm kiếm thì bạn cần khai
thác triệt để tính năng Page Analysis. Bốn khung: Search Engine
Optimization Summary, Page Components Summary, Readability Summary,
Accessibility cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về điểm mạnh, điểm yếu
của trang hiện tại. Từ đó, bạn hãy làm theo định hướng của chương trình
để cải thiện chỉ số xếp hạng trên công cụ tìm kiếm, giúp khách truy cập
dễ dàng tìm thấy nội dung trên trang web.
Ngoài việc có thể thay đổi những thông tin đã tạo, tính năng Advanced
Settings còn giúp thêm một số thiết lập nâng cao. Hộp thoại Advanced
Page Settings gồm có các thẻ Page Layout (giúp lựa chọn mẫu giao diện),
Scheduling (chọn thời gian hiển thị trang), Scripts (thêm vào mã
javascript), Events (thêm vào các sự kiện onload và OnUpload để kích
hoạt mã javascript), Robots (thiết lập sử dụng tập tin robots.txt).
5. Các thiết lập khác
- Tạo sơ đồ website:
Ở thẻ Other, bạn bấm vào nút Site Maps rồi thay đổi các tùy chọn ở hộp
thoại hiện ra. Bước (Step) 1 - Select, bạn có thể chọn hai kiểu sơ đồ
website Alphabetical (sắp xếp theo thứ tự A, B, C), Base on the Page
Order from the Web Pages Tab (sắp xếp theo thứ bậc trang ở thẻ Web
Pages). Bước (Step) 2 - Style, bạn nhập thông tin tiêu đề vào các ô của
khung Site Maps Title, chọn cách hiển thị tiêu đề trang ở khung Page
Title, chọn chế độ hiển thị phần chú thích trang ở khung Page
Description.
- Cấu hình website:
Tính năng Web Site Settings giúp cấu hình hệ thống website trước khi
đưa vào hoạt động trên Internet. Thẻ Page Titles Setting giúp thiết lập
cách chèn tên website vào tiêu đề của từng trang (Start - phía trước,
End - phía sau), chọn Use only the Web site title for the homepage để
chỉ hiển thị tên website ở trang chủ, chọn ký tự ngăn cách ở ô Separate
title with. Thẻ File Naming Settings giúp quy định File Extension (phần
mở rộng phía sau địa chỉ URL), Convert Filenames to Lowercase (chuyển
các ký tự in hoa thành in thường trong địa chỉ liên kết). Thẻ Folder
Settings giúp tạo các thư mục lưu trữ định dạng âm thanh, hình ảnh,
video, tập tin Scripts.
Ngoài ra, thẻ Other còn có nhiều thiết lập khác như tạo pop up quảng
cáo, tạo liên kết đến trang khác, hướng dẫn đăng ký sơ đồ website với bộ
máy tìm kiếm Google, tạo khung tìm kiếm... Bạn có thể tự mình khám phá
những tính năng hữu ích này.
6. Đưa website lên hosting
Sau khi đã hoàn thành công đoạn thiết kế, bạn bấm nút Preview ở góc
phải cửa sổ để kiểm tra thành quả. Nếu không phát hiện gì sai sót, bạn
bấm vào thẻ Publishing Details rồi điền vào các thông số: Domain name -
tên miền, Home Directory - thư mục trên hosting (ví dụ publish_html),
FTP Server - địa chỉ FTP (ví dụ ftp.tonghop24.tk), FTP Directory - thư
mục trên hosting, FTP Username - tên tài khoản, FTP Password - mật khẩu
đăng nhập hosting. Để kiểm tra tính chính xác của các thông số đã nhập,
bạn bấm nút Test FTP Connection và bấm OK ở hộp thoại FTP Connection
Success nếu kết nối thành công. Cuối cùng, bấm nút Publish My Web Site
để đưa toàn bộ website lên hosting.
Phần mềm thiết kế website WebEasy8
Tại sao nên chọn WebEasy để thiết kế website chuyên nghiệp?
Bạn chỉ cần một giờ để hoàn tất website! WebEasy là
phần mềm thiết kế website mà bạn cần. Nó chứa tất cả mọi thứ để tạo ra một
website và quan trọng hơn là nó không có mã HTML ( nghĩa là bạn không cần phải có kiến thức về HTML ) WebEasy sẽ hướng dẫn bạn
thiết kế website được xây dựng trong các mẫu trang web có sẵn và các công cụ thương mại điện tử chỉ với một cú nhấp chuột, WebEasy xuất bản
website lên internet một cách nhanh chóng.
Những thứ bạn cần để thiết kế website:
Không cần có kỹ thuật lập trình.
sử dụng hơn 500 mẫu sử dụng kéo thả đơn giản.
Tạo lưu trữ web riêng của bạn với công cụ thương mại điện tử.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Sử dụng hoàn hảo cho các hình thức kinh doanh,gia đình, tổ chức hay trường học.
hướng dẫn sử dụng từng bước.
Tự động tạo ra mã HTML cho
website của bạn.
Tải website lên internet trực tiếp từ WebEasy.
Chuyển đổi hình ảnh để định dạng cho
website (GIF,JPGE)
Hỗ trợ đăng ký tên miền.
Tạo địa chỉ email.